TÌM HIỂU VỀ VẢI DỆT KIM LÀ GÌ? VẢI DỆT KIM TRONG BALO THẾ NÀO?
Nếu bạn hoạt động trong ngành may mặc thì chắc hẳn đã đôi lần nghe đến tên vải dệt kim. Tuy nhiên, để hiểu một cách sâu xa về chất liệu vải dệt kim thì không phải ai cũng biết.
Để giúp chị em trong và ngoài ngành may hiểu hơn về chất liệu vải cao cấp này. Natoli sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản như: Vải dệt kim là gì?
Những loại vải dệt kim thường dùng và cách nhận biết vải dệt kim chính hãng đơn giản nhất…. Ở nội dung bài viết ngắn dưới đây. Mời bạn cùng tham khảo nhé !
Vải dệt kim là gì?
Vải dệt kim là vải gì? Vải dệt kim có tên tiếng Anh là Knitted Fabric. Là chất liệu vải được tạo thành từ sự liên kết hệ thống giữa những vòng sợi đan xen vào nhau theo chiều ngang. Tạo thành các hàng vòng và móc nối riêng lẻ theo chiều dọc với vòng lặp tương ứng ơ hàng ngang tiếp theo.
Chất liệu vải này còn có thể sản xuất bằng tay qua việc sử dụng hai kim đan và một quả bóng sợi. Máy dệt có thể sản xuất vải phẳng hoặc vải hình ống tùy theo từng loại vải.
Vệt dệt kim
Những đặc điểm của vải dệt kim
Vải dệt kim có tính đàn hồi cao
Trong ngành sản xuất balo thì vải dệt kim được biết đến với độ co giãn cực kỳ tốt. Đặc biệt là đối với những mẫu balo du lịch hay balo đựng laptop thì vải dệt kim sẽ phát huy tối đa tác dụng của mình khi chịu tác động từ môi trường bên ngoài.
Độ đàn hồi và co giãn tốt này giúp bảo vệ tốt nhất vật dụng của bạn đựng trong balo hay túi xách của mình.
Vải dệt kim có tính đàn hồi cao
Vải dệt kim ít nhàu và rất thoáng mát
Với thời tiết nóng bức thì một chiếc balo làm từ vải dệt kim thoáng mát, ít nhàu sẽ là lựa chọn vô cùng tối ưu dành cho bạn. Đặc biệt là ở phần đệm lưng nếu được làm từ vải dệt kim thì sẽ vô cùng thoải mái, êm ái và dễ chịu khi sử dụng.
Vải dệt kim rất dễ vệ sinh
Một ưu điểm mà chúng ta không thể nào bỏ qua khi lựa chọn balo làm từ vải dệt kim đó chính là dễ vệ sinh. Vải dệt này có thể vệ sinh bằng cách giặt tay hoặc giặt máy khác nhau mà vẫn giữ nguyên được độ bền của sản phẩm.
Vải dệt kim rất dễ vệ sinh
Vải dệt kim có tốt không?
Câu trả lời là có. Bởi trên bề mặt của vải rất mềm mại, thoáng khí, khá xốp giúp hạn chế bám bẩn. Cũng như tăng độ bền trong suốt quá trình sử dụng.
So với những chất liệu vải khác, vải dệt kim có độ dày thấp, nhưng vẫn đảm bảo tính co giãn và thấm hút cực kỳ tốt. Đặc biệt, chất liệu vải này có khả năng giữ nhiệt vượt trội với những kết cấu sợi tăng cường quá trình thoát khí giữa các bề mặt với nhau.
Tên các loại vải bằng tiếng anh trong ngành THỜI TRANG
Vải canvas là gì ? Đặc tính và quy trình sản xuất vải canvas
Vải Cát Hàn là gì ? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng của vải Cát Hàn
Vải cotton là gì và Các loại vải cotton phổ biến thị trường
Vải dạ là gì ? Các loại vải dạ, ứng dụng, cách nhận biết, bảo quảnVải voan là gì ? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng của vải voan
Tìm hiểu về vải dệt kim là gì? Vải dệt kim trong balo thế nào?
Vải đũi là gì ? Phân loại, sự khác nhau và ứng dụng của vải đũi
Vải dệt kim có cấu trúc như thế nào?
Cấu trúc của vải dệt kim được hình thành từ những vòng sợi đan xen vào nhau theo chiều ngang. Chúng được tạo thành các hàng vòng và móc nối riêng lẻ theo chiều dọc, với những vòng lặp lại tương ứng trong hàng ngang tiếp theo. Các vòng lặp lại được lồng vào nhau, các sợi dọc còn được gọi là Wales, còn sợi ngang có tên là Courses.
Nếu vải được dệt đúng thì hai đường dệt này sẽ giao nhau một góc 90 độ. Nhờ cấu tạo dạng vòng của vải dệt kim mang lại khả năng đàn hồi cao, ít khi tạo nếp nhăn. Vải dệt kim ít khi bị nhàu, giữ form dáng rất tốt phù hợp với các mục đích ứng dụng cơ bản nhất. Bản mặt vải mềm mại, thoáng khí và khá xốp, từ đó hạn chế bám bụi và tăng độ bền khi sử dụng.
Đặc trưng cấu tạo của vải dệt kim
Như đã nói ở trên, vải dệt kim có cấu trúc vòng sợi, các còng sợi được sắp xếp định hướng trong vải thành hàng vòng và cột vòng. Trên mỗi cột vòng, các vòng sợi có thể nằm thẳng đứng hoặc xiên tạo thành một đường ziczac đối xứng với nhau. Trên mỗi hàng vòng, các vòng sợi có thể nằm thẳng đứng hoặc xiên sang trái hoặc phải.
Ưu điểm và nhược điểm của vải dệt kim
Đến đây bạn có thể thấy được rằng, vải dệt kim là chất liệu vải có cấu trúc khá đơn giản. Với những đặc điểm trên loại vải này sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật, điển hình như những ưu điểm dưới đây.
Ưu điểm của vải dệt kim
Bề mặt của chất liệu vải này khá mềm mại, xốp và thông thoáng.
Chất liệu vải này có tính đàn hồi, co giãn tốt. Nhờ vậy, khi chịu tác động của lực căng hay áp lực thì độ co giãn của vải sẽ được bộc lộ một cách khá rõ rệt. Cao hơn so với những loại vải dệt thông thường khác.
Bên cạnh đó, váy vải dệt kim còn có khả năng giữ nhiệt rất tốt. Nhờ vậy, nó có thể cản trở sự trao đổi chất giữa cơ thể con người với môi trường xung quanh.
Chất liệu vải này rất ít khi bị nhàu, dễ bảo quản, dễ làm sạch.
Chưa dừng lại ở đó, chất liệu vải dệt kim này còn dễ co bóp cho vừa với cơ thể của người mặc, mà không cần phải cắt vá.
Đặc biệt, tính thẩm thấu của vải vô cùng tuyệt hảo, tạo cho người mặc cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Nhược điểm của vải dệt kim
Chất liệu vải dệt kim sở hữu rất nhiều ưu điểm, nhưng cũng giống như những chất liệu vải khác. Nó cũng có những hạn chế nhất định, điển hình như:
Dễ bị quăn méo và dễ bị tuột vòng đan.
Ngoài ra, vải rất dễ giãn nên khi chịu lực căng trong thời gian dài, mạnh sẽ khiến cho sản phẩm bị biến dạng. Dĩ nhiên, lúc này sản phẩm sẽ không thể chỉnh sửa được nữa.
Mặc dù vẫn có một số mặt hạn chế, nhưng chất vải này vẫn luôn là lựa chọn hoàn hảo trong ngành may mặc. Và được rất nhiều người yêu thích.
Cách nhận biết vải dệt kim chính hãng
Để giúp quý khách hàng nhận biết được đâu là vải dệt kim chính hãng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc may balo túi xách, Natoli sẽ bật mí cho bạn một số đặc điểm và mẹo nhận biết vải dệt kim chất lượng cao như sau:
Vải dệt kim chính hãng thường được cấu tạo 1 sợi liên tục được lặp lại. Để tạo ra những vòng đan nhỏ xíu liên tục giống như bện tóc.
Khi kéo vải dệt kim theo chiều ngang, nó sẽ giãn ra một cách đáng kể. Nếu kéo giãn theo chiều dọc thì sẽ kéo dài được một chút mà thôi.
Khi nắm trong tay và buông ra, vai sẽ phẳng lại ngay chỉ trong vài giây.
Các loại vải dệt kim
Vải dệt kim được phân chia dựa trên các kiểu dệt ở bề mặt, gồm vải dệt kim thớ ngang và vải dệt kim đang dọc. Theo đó, vải dệt kim ngang được chia thành 3 loại là Rib, Single Jersey và Interlock. Còn vải dệt kim dọc bao gồm: Tricot, Milan và Raschel. Mỗi loại vải đều được cấu tạo và có ưu điểm riêng. Cụ thể:
Vải dệt kim đan ngang (Weft Knitting)
Đối với vải dệt kim đan ngang, thì cột vòng sẽ vuông góc với hàng vòng của sợi. Thực tế, vải dệt kim đan ngang đã được dệt từ nhiều tổ sợi tương ứng với số kim. tất cả đều tham gia vào công cuộc tạo vòng để tạo thành tấm vải cao cấp. Loại vải này có thể thực hiện bằng máy hoặc bằng tay đều được.
Vải dệt kim ngang Single Jersey: Đây là một loại vải một mặt phải, chất liệu vải này được dệt bởi loại máy một giường kim. Hai bề mặt của loại vải này khác nhau một cách khá rõ rệt. Khi nhìn vào mặt trái của tấm vải bạn sẽ nhìn thấy rõ ràng được những hàng vòng, mặt phải nổi rõ những trụ vòng. Tuy nhiên, chất liệu vải này rất dễ bị quăn mép, dễ bị tuột vòng sợi.
Vải Rib: Khác với vải Single Jersey, hai bề mặt của vải dệt kim Rib đều giống nhau và chúng đều là mặt phải. Nếu bạn kéo giãn theo chiều ngang bạn có thể thấy rõ được những cột vòng phải xen kẽ với các cột vòng trái. Những cột vòng trái và phải sẽ tạo thành hai lớp cột vòng ở trên hai mặt phẳng song song, áp sát với nhau. Đặc biệt, chất liệu vải này không bị quăn mép, có độ dày lớn và độ giãn lớn.
Vải Interlock: Thuộc loại vải dệt kim hai mặt. Những cột vòng phải của lớp vải này được xếp một cách khéo léo và chồng khít lên nhau. Chúng hoàn toàn bị che lấp bởi những cột vòng phải của lớp vải kia. Loại vải dệt kim ngang này không bị quăn mép, có bề mặt bóng mịn, độ giãn thấp và không bị tuột vòng.
Vải dệt kim đan dọc (Warp Knitting)
Đây là loại vải dệt kim đan dọc, những cột vòng cùng với các hàng vòng của sợ hầu như chạy song song. Về cơ bản thì chúng được sản xuất bởi sợi duy nhất và được tạo bằng cách khá đơn giản là dệt từng hàng lần lượt.
Khác với vải dệt kim đan ngang, vải dệt kim đan dọc chỉ có một cột. Do đó, một mảnh vải dệt kim dọc sẽ có hàng trăm cột vòng tương đương với hàng trăm cối sợi. Hiện tại, chất liệu vải này được thực hiện bằng máy, với 3 loại phổ biến như sau:
Vải kiểu Tricot: Đây là loại vải được sử dụng phổ biến nhất trong việc may đồ lót. Mặt phải của loại vải dệt kim này có những gân sọc dọc nổi rõ. Nhưng mặt trái của nó lại là những gân ngang. Kết cấu của chất liệu vải tricot này khá đặc biệt, soft khá mềm và Draft thì mềm rủ vì thế khi kéo căng theo chiều dọc thì nó không hề co giãn ngang.
Vải kiểu Milan: Chất vải dệt kim này có cấu trúc ổn định, mạnh hơn, mượt mà hơn nhưng giá thành đắt hơn so với vải Tricot. Nhờ vậy, chúng thường được ứng dụng trong việc may đồ lót cao cấp. Vải dệt kim dọc kiểu Milan thường được dệt từ hai sợi dệt kim dựa theo đường chéo. Mặt phải của vải có sườn gân dọc khá rõ nét, mặt trái của nó có cấu trúc đường chéo. Loại vải này thường mượt mà, nhẹ nhàng và ổn định hình dáng vô cùng hoàn hảo.
Vải Raschel: Chất liệu vải dệt kim đan dọc có độ giãn không đáng kể, vùng với cấu trúc khá cồng kềnh. Cho nên chất liệu vải này thường được dùng như một chất liệu lưới thông gió. Được sử dụng để may áo Jacket, áo khoác, túi xách, balo… Ngoài ra, chất liệu vải dệt kim này được thiết kế mật độ dày rất cao. Không có khả năng co giãn hoặc thưa nhìn giống tựa như mắt lưới và hai mặt gần giống nhau.
Vải không dệt xăm kim là gì?
Vải không dệt xăm kim là chất liệu vải gần giống với vải nỉ, có tên tiếng Anh là Needle Punched Nonwoven Fabric. Được sản xuất dưới hình thức dạng cuộn hoặc tấm lớn, cắt khổ. Để đảm bảo chất lượng, loại vải này thường được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại.
Ứng dụng của vải dệt kim
Với những ưu điểm nổi bật của mình, chất vải dệt kim được sử dụng ngày càng phổ biến hơn. Đặc biệt trong những lĩnh vực:
Quần áo được may từ vải dệt kim được sử dụng ngày càng phổ biến. Bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải dệt kim có sẵn phù hợp với may mặc.
Ví dụ như:
Vải jersey loại vải dệt kim ngang được sử dụng để may đầm, áo khoác mềm, áo phông, áo khoác…
Vải Rib thường được dùng để may quần và áo khoác.
Còn vải dệt kim ngang interlock lại trở thành chất liệu vải không thể thiếu để may những bộ đồ lót, hay những bộ trang phục buổi tối.
Các loại vải như Tricot, milan thường được dùng để may đồ lót, các loại quần áo năng động như đồ tắm, đầm, váy…
Ngoài ra, chất liệu vải này còn được sử dụng để may rèm cửa, khăn, chăn và gối, khăn lau tay…
Mua vải dệt kim ở đâu
Đến đây bạn đã biết được vải dệt kim là gì? Cùng với đó ưu điểm và phạm vi ứng dụng rộng. Và bạn đang tìm địa chỉ mua vải dệt kim chất lượng cao, giá thành rẻ.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán vải, nhưng để đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý. Bạn cần mua tại những địa chỉ uy tín chuyên sản xuất vải dệt kim. Hoặc tại những chợ vải lớn như: chợ vải Soái Kình Lâm, chợ vải đường Lê Minh Xuân, Chợ Đại Quang Minh, chợ Kim Biên…
Trên đây là những thông tin chi tiết và những kiến thức hữu ích về vải dệt kim mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Qua những chia sẻ trên hy vọng đã giúp cho bạn biết được khái niệm vải dệt kim là gì? tên tiếng Anh của vải dệt kim cũng như ưu và nhược điểm của chất liệu vải này. Đừng quên chia sẻ bài viết đến bạn bè, người thân nếu bạn cảm thấy hữu ích nhé.
Ngoài ra, vải dệt kim cũng rất dễ nhuộm màu nên sẽ dễ dàng tạo nên được những mẫu balo, túi xách có nhiều màu sắc khác nhau. Tùy vào từng sở thích cũng như mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn kiểu dáng cũng như màu sắc phù hợp nhất cho mình.
Tag : Các loại vải dệt kim, Vải dệt thoi, Độ giãn của vải dệt kim, Tính chất của vải dệt kim, Ngành dệt kim, Khổ vải dệt kim, Tên các loại vải dệt kim, Giá vải dệt kim
0 nhận xét:
Đăng nhận xét