3 thôn từng biệt lập, " thiệt đơn thiệt kép " ở Lâm Đồng sắp có đường mới

Ký ức về vùng quê một thời đói khổ

Những người già ở những thôn Lạc Lâm, K'Nai và Lạc Nghiệp, thuộc xã Phú Hội, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) không ai không ám ảnh những ngày mới lập nghiệp nơi đây.

Bà Trần Thị Khéo, 76 tuổi, trú thôn Lạc Nghiệp kể lại rằng: "Năm 1986 gia đình bà theo những người thân từ quê Quảng Ngãi lên đây lập nghiệp. Ngày lên đây đúng vào mùa khô nên con đường mòn đất cát bụi mù nhưng vẫn dễ đi. Tuy nhiên mấy tháng sau, mùa mưa tới, đường lầy lội, tất cả mọi người ở 3 thôn này gần như bị cô lập mặc dù chỉ cách trung tâm xã Phú Hội 8km".

Có đến hơn 10 đoạn đường lầy lội gây khó khăn cho các phương tiện giao thông

Bà Trần Thị Quyên, 74 tuổi, trú thôn Lạc Nghiệp là người phụ nữ gốc Huế duy nhất lập nghiệp vùng này kể về tuổi thơ với nhiều ký ức buồn. Bà nghe theo người quen bỏ quê lên thôn Lạc Nghiệp sinh sống từ khi mới 12 tuổi. Tuổi trẻ của bà sống tại vùng đất này chỉ quanh quẩn với nương rẫy, thiếu đói triền miên.

Toàn bộ, 3 thôn Lạc Lâm, K'Nai, Lạc Nghiệp hàng chục năm sống biệt lập. Nhiều người lâm bệnh tật không có thuốc chữa bệnh. Bà Quyên còn nhớ, những năm 70 của thế kỷ trước, có nhà ba ngày ba người chết vì sốt rét ác tính vì làng cáng đi bệnh viện, nhưng mới đi được nửa đường họ đã tử vong.

"Khổ nhất là lúc sinh con, phụ nữ trong làng đều tự đỡ đẻ cho nhau, tự học nhau cách chăm sóc thai nhi và kẻ sơ sinh", bà Quyên tâm sự.

Ông Ngô Trí Thắng, cán bộ mặt trận thôn Lạc Nghiệp cho biết, 3 thôn Lạc Lâm, K'Nai và Lạc Nghiệp có tới gần 500 hộ dân với gần 3.000 nhân khẩu, trong đó thôn K'Nai có 300 hộ dân, gần như 100% là đồng bào dân tộc Cơ-ho, Mạ, Nùng. Cách đây hơn 15 năm trước, lưu lượng xe vào ra còn ít, đường vẫn còn đi được.

Nhưng từ năm 2007, khi người dân 3 thôn Nạc Lâm, K'Nai và Lạc Nghiệp phát triển kinh tế nhanh chóng do thâm canh nông nghiệp, như trồng rau, củ quả, cà phê theo công nghệ cao, đặc điệt có nhiều trang trại sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Gap.

Từ đó, lưu lượng xe vào ra thu mua nông sản tăng lên nhanh chóng. Con đường độc đạo vào 3 thông Lạc Lâm, K'Nai, Lạc Nghiệp xuống cấp nghiêm trọng. Mùa khô thì bụi mù mịt, mùa mưa thì lầy lội, sụt lún.

Clip: Sau 2 năm duy tu sửa chữa, con đường đã xuống cấp, lầy lội

"Có những năm lượng mưa lớn, kéo dài, đường độc đạo không thể đi được, đời sống, sản xuất sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều bệnh nhân bị sốt rét ác tính, hoặc bị lâm trọng bệnh vào đêm khuya, sáng sớm không thể chuyển ra trạm xá xã, hoặc bệnh viện huyện, phải chờ huy động được xe công nông, máy cày mới đưa bệnh nhân đi được.

Việc học hành của con em trong 3 thôn cũng hết sức vất vả, chật vật, vì đường quá lầy lội, bố mẹ không thể đưa các con đến lớp, đến trường, còn các em tự đi bộ thì đến lớp bê bết bùn đất, không đảm bảo sức khỏe học tập", ông Thắng cho biết thêm.

Hiến nguyên đồi đất đá để làm đường

Theo bà con ở các thôn Lạc Lâm, K'Nai và Lạc Nghiệp, khoảng hơn 15 năm lại đây kinh tế người dân khởi sắc, nhiều nhà xây kiên cố mọc lên, điện, đường, trường, trạm, thông tin liên lạc đầy đủ.

Khi ấy, con đường độc đạo nối trung tâm xã Phú Hội với 3 thôn dài khoảng 8 km, đoạn đầu khoảng 2 km được nhà nước thảm bê tộng nhựa để vào Khu công nghiệp K’Nai - Phú Hội. Chỉ còn đoạn cuối khoảng 6 km vẫn là đường đất.

Một chiếc xe kéo gẫy ben giữa đường do đường xuống cấp

6 km này là con đường giao thông độc đạo nối 3 thôn lạc Lâm, K'Nai và Lạc Lâm với trung tâm xã Phú Hội xuống cấp nghiêm trọng, luôn tiềm ẩn tắc nghẽn giao thông, người dân nơi đây bị “thiệt hại kép”.

Những thương lái thường ép giá nông sản thấp hơn song với thị trường. Đơn cử vụ cà phê năm 2021-2022, giá bán tại trung tâm xã Phú Hội 44.000 đồng/kg, nhưng tư thương mua tại 3 thôn này chỉ với giá 35.000 đồng.

Trong khi đó giá vật tư, phân bón và các loại hàng hóa khác thương lái bán tại 3 thôn lại cao hơn bên ngoài 10.000 đồng - 20.000 đồng/kg.

“Con đường độc đạo ngày càng xuống cấp nên người dân trong thôn phải “tự cứu mình”. Người dân họp lại vận động bà Trần Thị Quyên, 74 tuổi, trú thôn Lạc Nghiệp cho chặt hạ trên 100 cây cà phê, rồi thuê xe húc ủi đất, xẻ nguyên đồi đá nhà bà Quyên để múc 100 xe ben đất đá đổ lên đoạn đường trung tâm, để người dân đi tạm” ông Thắng cho biết.

Năm 2023 sẽ có con đường bê tông mới

Theo tìm hiểu của Báo Giao thông, con đường độc đạo vào 3 thôn K’Nai, Lạc Lâm, Lạc Nghiệp là đường liên huyện ĐH6.

Đây là tuyến đường quy hoạch chiến lược quốc phòng đã được lập dự án đầu tư từ ngân sách tỉnh ban đầu (2005) có tổng vốn đầu tư 186 tỷ đồng, đến năm 2012 được điều chỉnh lên 267 tỷ đồng, nhưng đến năm 2021 vẫn chưa khởi công được vì chưa được bố trí vốn.

Sau nhiều năm người dân có ý kiến với chính quyền, UBND huyện Đức Trọng đã có giải pháp khắc phục tạm thời. Đầu cuối 2019 đã hoàn thành dự án duy tu đường từ khu công nghiệp Phú Hội và thôn K’Nai với đường cấp phối với mặt đường dày 18cm.

Clip: Giữa tuyến đường ĐH6 có chiếc cầu tạm, hàng ngày gồng mình cõng hàng trăm xe tải nặng

Tuy nhiên, sau 2 mùa mưa phóng viên Báo Giao thông khảo sát thực tế có đến hơn 10 đoạn đường đã hư hỏng, xuống cấp tạo ổ voi, ổ gà. Mưa xuống đường lầy lội trơn trượt. Trong khi đó, lượng phương tiện ô tô qua con đường này là rất lớn.

Trao đổi với Báo Giao thông, một lãnh đạo huyện Đức Trọng, cho biết: “Công trình đầu tư xây dựng tuyến đường ĐH6 vào 3 thôn Lạc Lâm, K'Nai và Lạc Nghiệp thuộc danh mục công trình trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2021-2025, nằm trên địa bàn huyện Đức Trọng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Lâm Đồng làm chủ đầu tư, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng.

Đến nay chủ đầu tư đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục đầu tư làm cơ sở thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Theo lộ trình dự kiến đến tháng 01/2023 khởi công đầu tư xây dựng”.



Theo dõi thông tin mới nhất tại Mekoong tin tức

About Blog Royalceramic

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét