Những điều chưa biết về chiếc ghe Ngo của đồng bào Khmer Nam Bộ

Trưa 6/11, tại sông Long Bình, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh đã chính thức khởi tranh Giải đua ghe Ngo tỉnh Trà Vinh mở rộng 2022.

Đây là giải nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao thuộc Tuần lễ Văn hóa, Du lịch - Liên hoan ẩm thực Nam Bộ, gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2022.

Còn tại Sóc Trăng, trong 2 ngày 7 và 8/11 tới, cũng sẽ diễn ra giải Đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer.

Đây là hoạt động thể thao được tổ chức thường niên, nhưng ít ai biết được đầy đủ về những giá trị cũng như nét văn hóa độc đáo của nó.

Đua ghe Ngo là phần hấp dẫn nhất trong Lễ hội Ook Om Bok- 1 trong 3 lễ hội lớn của người Khmer bên cạnh Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây và lễ cúng ông bà Sene Dolta.

Đây được coi là hoạt động rước đặc trưng của cư dân nông nghiệp lúa nước, thể hiện sự biết ơn đối với thần nước đã phù hợp cho người dân mùa màng bội thu.

Theo dân gian, chiếc ghe Ngo (còn gọi là Tuk Ngo) đã xuất hiện ở đồng bằng từ lâu đời. Xuất phát từ hình ảnh con rắn trườn đi trên mặt nước, người dân nơi đây đã tạo dáng chiếc ghe Ngo như con rắn cho gọn nhẹ, dễ bơi.

Ghe Ngo nguyên thủy là một chiếc thuyền độc mộc, khoét ruột từ một thân cây, giúp mọi người di chuyển, vận chuyển nông sản... bằng đường thủy khi đường sá còn khó khăn. Ngày nay, việc tìm được cây vừa to, vừa dài rất khó khăn, người Khmer đã dùng những mảnh ván ghép với nhau để thay thế.

Ghe Ngo được làm giống hình con rắn dài khoảng từ 25 - 30m, ở giữa chỗ rộng nhất là 1,1m. Đầu ghe được uốn cong lên như hình đầu rắn, đuôi ghe hay gọi là sau lái được uốn cong lên nhưng cao hơn phía đầu.

Ghe Ngo ngày xưa là 1 chiếc thuyền độc mộc, làm từ 1 thân cây khoét ruột. Ngày nay, việc tìm thân cây sao vừa to vừa dài để đóng ghe rất khó khăn, nên người Khmer làm ghe Ngo bằng cách ghép những mảnh ván với nhau. Mỗi ghe phải đảm bảo từ 40 - 60 người ngồi bơi và chỉ huy.

Trong văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, chiếc ghe Ngo giữ vai trò, vị trí quan trọng, là tài sản quý giá và thiêng liêng, là bộ mặt của một ngôi chùa và bổn sóc. Vì vậy mỗi khi đến lễ hội, ban quản trị chùa và bà con phật tử rất hào hứng tham gia.

Người Khmer tin rằng, trong quá trình thi đấu, ghe Ngo sẽ có khả năng lao đi với tốc độ nhanh và mạnh như con vật được chọn làm biểu tượng.

Hai bên thân ghe, mũi ghe và đuôi ghe được trang trí hoa văn, màu sắc phù hợp với biểu tượng của ghe để tạo nên sức mạnh.

Nhằm giúp ghe di chuyển nhanh trong khi thi đấu, người Khmer đã dùng 1 hoặc 2 cây dài cột chặt vào giữa ghe (gọi là cây cần câu, một số nơi gọi là cây kềm). Cây này có tác dụng như đòn bẩy, đẩy ghe lướt nhanh về phía trước. Đây là cây gỗ tốt, rất cứng, thường là cây sao có đường kính khoảng 0,2m.

Đầu mỗi chiếc ghe đều vẽ hai mắt nổi để ghe thấy đường đi và tránh nguy hiểm. Quan niệm này gần giống với tục vẽ mắt cho thuyền đã có từ lâu đời ở Nam Bộ.

Từ xa xưa, đồng bào Khmer tổ chức Lễ cúng trăng Ook Om Bok vào rằm tháng 10 âm lịch (theo lịch người Khmer). Theo phong tục cổ truyền, để phục vụ ngày vui này, người dân tổ chức thi và chơi các trò chơi dân tộc như: ném còn, kéo co, đấu võ, đua thuyền và biểu diễn văn nghệ... Đặc biệt, môn đua ghe Ngo và biểu diễn văn nghệ là hai môn được đồng bào ưa thích nhất.

Tại giải đua ghe Ngo của tỉnh Trà Vinh lần này, có 14 đội ghe tham gia được bốc thăm thi đấu ở 2 bảng cho cả 3 nội dung:

Nội dung ghe nam cự ly 800m, gồm các đội: Giồng Riềng (Kiên Giang), Cầu Ngang, Cầu Kè và Trà Cú (bảng A); TP Trà Vinh, Tiểu Cần, Châu Thành và huyện Duyên Hải (bảng B).

Nội dung ghe nam cự ly 600m, gồm các đội: Giồng Riềng (Kiên Giang), Trà Cú, Cầu Kè và Châu Thành (bảng A); Tiểu Cần, Cầu Ngang, huyện Duyên Hải và TP Trà Vinh (bảng B).

Nội dung ghe nam nữ phối hợp cự ly 700m, gồm các đội: TP Trà Vinh, Châu Thành, Cầu Kè (bảng A); Trà Cú, Tiểu Cần, huyện Duyên Hải (bảng B).

Các đội thi đấu vòng tròn 1 lượt ở mỗi bảng tính điểm xếp hạng để chọn 2 đội Nhất, Nhì mỗi bảng vào thi đấu bán kết và chung kết.



Theo dõi thông tin mới nhất tại Mekoong tin tức

About Blog Royalceramic

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét