VẢI KHÔNG DỆT LÀ GÌ, ỨNG DỤNG CỦA VẢI KHÔNG DỆT TRONG CUỘC SỐNG
Các vật liệu mới ngày càng xuất hiện nhiều, chúng có những đặc tính riêng khiến người dùng hứng thú. Trong đó vải không dệt được đánh giá rất cao bởi tính thực tiễn, an toàn với môi trường và người sử dụng.
Đặc biệt Natoli cũng luôn quan tâm tới việc phát triển các sản phẩm vải không dệt đấy. Các bạn có thể tham khảo, tìm hiểu thật kĩ để sử dụng trong tương lai.
https://mekoong.com/do-tho-cung
Vải không dệt là gì?
Vải không dệt dựa trên quy trình sản xuất của nó mà đặt tên. Loại vải được tạo bằng phương pháp tổng hợp từ các hạt nhựa, nóng chảy dưới nhiệt độ cao, kéo thành sợi nên bỏ qua khâu dệt thoi, dệt kim.
Vải không dệt
Vải không dệt tiếng anh là gì ?
Trong tiếng anh nó tên là Non Woven Fabric, tùy vào mục đích sử dụng mà nó có thêm một số thành phần riêng. Những sợi tổng hợp được đem đi đục màng, sử dụng dung moi hoặc máy cơ khí để liên kết tạo thành vải.
Loại vải này bắt nguồn từ châu Âu ở thế kỷ 19, được kỹ sư may Garnett phát triển nhờ công dụng chất xơ khi sản xuát. Được thực hiện theo từng quy trình như tạo màng, xếp màng xơ, liên kết màng xơ và sử lý nên cực kỳ dễ sản xuất, giá thành rẻ.
Xem thêm về bài viết: Vải kate là gì ? Ứng dụng của vải kate dùng trong balo túi xách
Nguồn gốc của vải không dệt
Đây là một loại vải không được con người tạo ra hay có sẵn trong tự nhiên mà bởi con người “phát hiện” ra. Từ rất lâu trước đây, có một người khách lữ hành, khi đi qua sa mạc và cảm thấy nóng rát bàn chân và đau chân.
Vì vậy, người đó đã lót một búi len vào dép để bảo vệ chân. Trong quá trình người này di chuyển, dưới tác động của độ ẩm, nhiệt độ cao và áp lực nén từ bàn chân, các sợi vải này đã đan vào nhau mà không cần sử dụng máy móc để dệt và tạo thành một cấu trúc vải chưa từng có trước đây.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, phát hiện này không được truyền đi một cách rộng rãi đến những người khác nên có thể nói, vẫn chưa ai biết đến loại vải này.
Cho tới thế kỉ XIX, nước Anh là quốc gia sản xuất hàng dệt may với khối lượng lớn nhất thế giới. Trong quá trình sản xuất, một lượng lớn chất xơ đã bị cắt bỏ.
Kỹ sư dệt may có tên Garnett đã nhận thấy điều này và sáng chế ra một thiết bị chuyên dùng để cắt phần vải thừa thành từng sợi nhỏ. Các sợi này sẽ được tận dụng để làm ruột gối.
Sau này, các sợi xơ thừa này được sử dụng keo kết dính để tạo thành một tấm vải mới. Đây chính là thời điểm mà vải không dệt được nhiều người biết đến hơn và được ứng dụng ngày càng rộng rãi cho tới tận ngày hôm nay.
Đặc tính vải không dệt
Vải không dệt đầu tiên có độ bền cao, chịu lực tốt nhờ đặc tính của các hạt nhựa. Vì thế một chiếc túi có thể chịu tải từ 3 - 10kg, có thể sử dụng linh hoạt hơn trong cuộc sống.
Thân thiện với môi trường, khi có khả năng tự phân hủy. Khi chôn xuống đất sẽ không gây ô nhiễm môi trường, quá trình phân hủy khiến chúng hoàn toàn biến mất trong 5 - 7 năm.
Chất liệu dễ phân hủy
Giá thành thấp, cho phép người dùng mua với giá thành cực rẻ. Đắt hơn túi nilon một chút, nhưng so với giấy, vải dệt, vải bạt lại có giá tốt hơn.
In túi vải không dệt dễ dàng, loại vải cho khả năng hiển thị thông tin, hình ảnh rõ rệt. Nên nó là một phương tiện quảng cáo hiệu quả.
Kết hợp với màu sắc phong phú, tạo nên nhiều sản phẩm đẹp, tươi sáng cho bạn sử dụng. Bảo quản trong thời gian dài cũng giữ màu cực kỳ tốt đấy.
Ưu điểm của vải không dệt
- Có trọng lượng rất nhẹ, mỏng và xốp.
- Vải có độ bền cao, khả năng chịu lực rất tốt.
- Có khả năng thấm hút tốt, dễ dàng in ấn họa tiết mà không bị phai màu.
- Đây là loại vải có đặc tính dễ phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm của vải không dệt
- Vải không dệt rất dễ bắt lửa. Khả năng chống cháy của chúng rất thấp, vì vậy, khi để những sản phẩm được làm từ vải không dệt gần những nguồn nhiệt cao hoặc những nơi dễ bắt lửa thì sẽ rất dễ dẫn đến hỏa hoạn.
- Tuổi thọ của vải không dệt không cao. Trong môi trường độ ẩm cao, vải sẽ dễ bị mất cấu trúc và bị hỏng. Vì vậy, khi sử dụng, bạn cần chú ý không để các sản phẩm làm từ vải không dệt tại những nơi có độ ẩm cao thường xuyên.
Quy trình sản xuất vải không dệt
Vải không dệt không được sản xuất bằng cách dệt như các loại vải khác. Trải qua rất nhiều sự cải tiến trong quy trình sản xuất, vải không dệt hiện nay sử dụng các sợi vải tổng hợp, trải qua các quy trình tạo màng, xếp màn tơ, liên kết màng tơ và bước xử lý cuối cùng để tạo nên các tấm vải lớn.
Bước 1: Tạo màng
Ở bước đầu tiên, người thợ sản xuất vải không dệt sẽ tạo màng vải bằng 2 phương pháp đó là khí hoặc ướt.
Với kỹ thuật tạo màng khô, người thợ sẽ cần sử dụng máy chải thô và máy xới lưới để phủ màn tơ lên vải. Sau đó, các lớp mạng vải dạng sợi sẽ được đưa vào quy trình làm mềm bằng nhiệt, độ ẩm và rung động. Kỹ thuật tạo màng khô được sử dụng trong quá trình sản xuất các sản phẩm như tã trẻ em, băng vệ sinh, vải y tế…
Với kỹ thuật tạo màng ướt, các sợi tổng hợp hoặc xơ cắt nhỏ sẽ được sản xuất tương tự quy trình sản xuất giấy. Nguyên liệu sẽ được phân tán trong chất lỏng và được phân lớp để tạo thành màng vải.
Đây là một phương pháp sản xuất vải không dệt tiên tiến và được ưa chuộng hơn cả. Nó rất phù hợp để sản xuất các sản phẩm từ vải không dệt có quy mô lớn như túi lọc trà, tạp dề, găng tay….
Bước 2: Xếp màng xơ
Sau khi đã tạo màng, các sợi tổng hợp sẽ được xếp cách và kéo dãn lên máy trộn. Từng lớp màng lúc này sẽ cuốn thành từng mảng xơ vải.
Bước 3: Liên kết màng xơ
Các lớp màng xơ sẽ được sử dụng các phương pháp như xuyên kim, làm rối thủy lực, hóa học, dùng sóng siêu âm, cán lá, kết dính nhiệt…để tạo sự liên kết giữa các màng. Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau để liên kết màng xơ.
Bước 4: Xử lý hoàn tất
Sau cùng, vải được tráng phủ và đốt lên bề mặt vải sau đó được in và dát mỏng theo yêu cầu của người tiêu dùng.
Ứng dụng của vải không dệt
Vải không dệt được tận dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ đặc tính vượt trội của chúng. Các bạn có thể cân nhắc sử dụng trong:
Lĩnh vực y tế
Đồ bảo hộ, khẩu trang… đều làm từ vải không dệt. Do đó sử dụng một lần bạn hoàn toàn có thể vứt đi, khẩu trang được phân loại đem đi chôn, đốt cũng nhanh hơn, an toàn với môi trường.
Khẩu trang y tế
Khẩu trang vải không dệt 4 lớp, cho khả năng bảo vệ, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập tốt nhất. Nhờ lớp than hoạt tính, nó xử lý các vi khuẩn tốt hơn. 4 lớp gồm lớp vải không dệt chống thấm ngoài cùng, lớp vi lọc, than hoạt tính và lớp cuối cùng bên trong chống ẩm mốc. Vì nhiều lớp, dày nên sử dụng lâu dài khá bí, khó thở.
Khẩu trang vải không dệt 3 lớp, thiết kế mỏng hơn nhưng vẫn đảm bảo được khả năng lọc bụi, vi khuẩn. Lớp ngoài cùng sử dụng vải không dệt với các nếp gấp giúp ngăn chặn nước, bụi xâm nhập. Lớp giữa lọc kháng khuẩn có thể ngăn chặn virus, bụi bẩn, lớp cuối ngăn dịch mũi, miệng không bắn ra môi trường xung quanh.
Khẩu trang y tế
Khẩu trang vải không dệt 2 lớp, bên ngoài là lớp chống thấm nước, bên trong lớp vải không dệt hút ẩm. Nên chủ yếu nó có tác dụng chống các hạt bụi lớn như đất, cát chứ không kháng được virus.
Đồ bảo hộ
Nón, áo, giày… y tế và các món đồ bảo hộ khác đều được sử dụng vải không dệt để hoàn thiện lên. Chúng có thể sử dụng một lần, bảo vệ người mặc tốt hơn.
Đặc biệt trong mùa dịch Covid 19 hiện nay đang diễn biến phức tạp, tất cả những người nghi mắc bệnh đều cần mặc quần, áo, giày bảo hộ y tế để ngăn chặn virus.
Đồ bảo hộ y tế
Lĩnh vực may mặc
In túi vải không dệt tphcm, sử dụng vải không dệt pp để quảng cáo sản phẩm là ý tưởng không tồi. Bạn có thể làm túi đựng các vật phẩm quà tặng. Kết hợp với logo thương hiệu và slogan của công ty sẽ giúp truyền thông hiệu quả hơn.
Túi vải không dệt
Vải không dệt làm khăn ướt, một trong những sản phẩm sử dụng hàng ngày. Làm sạch hiệu quả nên được rất nhiều người sử dụng. Bị thương có thể sử dụng vải khăn ướt để làm sạch da, làm mát tốt để hạn chế vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Khăn lạnh làm từ vải không dệt
Quần áo vải không dệt, cho các sản phẩm thời trang đẹp, giá rẻ. Tuy nhiên các loại quần áo này hiện còn khá hạn chế. Vải không dệt vì được tổng hợp từ nhựa, nên không thể thấm hút mồ hôi tốt, mặc không mát mẻ nên còn được ứng dụng khá ít vào quần áo sử dụng hàng ngày.
Lĩnh vực nông nghiệp
Vải không dệt trong nông nghiệp để ngăn côn trùng, bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh, giữ ẩm nông trường và giúp hạt nảy mầm nhanh hơn. Nên có thể nói nó giúp quá trình canh tác không mất thời gian, công sức. Sử dụng hư hỏng có thể chôn xuống đất chờ tự phân hủy dễ dàng.
Bảo vệ nông sản
Các sản phẩm phổ biến bao gồm tấm che phủ giúp bảo vệ cây trồng khỏi vi khuẩn, côn trùng gây hại. Vải bọc rau quả, trái cây… sử dụng 1 lần.
Lĩnh vực hàng không
Vải không dệt còn được sử dụng trong lĩnh vực hàng không, làm nội thất máy bay, một số món đồ dùng một lần. Nhờ ưu điểm nhẹ, khó cháy và tiện dụng vốn có mà nó mang lại.
Theo thời gian vải không dệt ngày càng chứng minh được vị thế nó mang tới đối với người dùng. Vừa tốt, vừa an toàn mà lại thân thiện với môi trường. Nếu có thể thay thế hoàn toàn các chất liệu nhựa độc hại, nilon khẳng định sẽ giúp ích rất lớn cho mẹ thiên nhiên đấy.
Tag : Mua vải không dệt , Giá vải không dệt , Giá vải không dệt làm khẩu trang y tế , Thanh lý vải không dệt , Các loại vải không dệt , Cuộn vải không dệt , Vải không dệt , Sản xuất vải không dệt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét