Tình người trong bão lũ trên đèo Lò Xo

Đêm 28, rạng sáng ngày 29/9, sau những trận mưa hoàn lưu của cơn bão số 4 ngay dưới chân đèo Lò Xo thuộc xã Đắk Pék, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum có đến 6 hộ dân bị đất bùn từ ngọn đồi tràn đầy vào trong nhà. Có nhà bùn lội đến nửa mét.

Đội SOS đèo Lò Xo hỗ trợ dân bên đường đèo Lò Xo dọn bùn đất sau bão số 4

Một người phụ nữ, mặt mũi lấm lem bùn đất kể lại: “Đêm trời mưa rất to, đến gần sáng mình thức dậy, vừa bước chân xuống khỏi giường, thấy tõm một cái. Nhìn xuống, bùn đất đã tràn vào nhà lội đến cả đầu gối”.

Anh A Thắng, nhà gần khu vực sạt lở kể rằng: “Sáng sớm mình xuống chợ thị trấn Đắk Glei qua đoạn này thấy bùn đất tràn qua mặt đường HCM, phủ đầy nhà dân bên đường. Do chủ quan, nên xe máy mình bị trơn trượt và ngã. Tuy nhiên, một lúc sau quay về đã thấy nhiều người đang giúp nhau dọn bùn và chỉ đường cho các xe máy, ô tô qua đây đi chậm lại”.

Clip: Đội SOS tham gia điều tiết giao thông đoạn đường bùn đất

Anh Quyết một thành viên đội cứu hộ SOS đèo Lò Xo, cho biết: “Ngay sáng sớm nắm được thông tin bùn đất tràn ra mặt đường HCM đến hơn 50m, tràn lấp nhà dân tại đoạn qua xã Đắk Pék, chúng tôi đã liên lạc với nhau, phân công người ra điều tiết hướng dẫn phương tiện. Sau đó, tập trung tất cả 9 anh em trong đội cùng với người dân, trước hết dọn bùn đất mặt đường cho phương tiện lưu thông bảo đảm ATGT, tiếp đó dọn bùn cho 6 hộ dân. Đến trưa ngày 29/9 mặt đường thông thoáng, các hộ dân bị bùn đất tràn vào nhà đã được dọn sạch, ổn định mọi sinh hoạt”.

Tinh thần tương thân, tương ái của bà con trên đèo Lò Xo luôn được phát huy. Theo báo cáo của huyện Đắk Plei, ảnh hưởng bởi cơn bão số 4, xã Đắk Pék bị thiệt hại nhiều. Toàn xã có 8 nhà bị sạt lở, có 5 hộ có nhà bị ngập úng, có 7 nhà bị sập. Tuy nhiên, chỉ trong buổi sáng ngày 29/9, chính quyền xã đã huy động mọi người dân hỗ trợ nhau tập trung khắc phục xong cho người dân ổn định cuộc sống.

Đội SOS cùng người dân dọn bùn trên mặt đường HCM trước, sau đó tập trung dọn cho dân

Không chỉ giúp đỡ nhau trong thiên tai, bão lũ mà đến hơn 10 năm nay ngay dưới chân đèo Lò Xo có mô hình tổ, nhóm hộ giúp nhau xây nhà đã trở thành kiểu mẫu trong việc chung tay xây dựng thôn làng khang trang, sạch đẹp. Mô hình tổ, nhóm hộ giúp nhau xây nhà ở Đăk Pék hoạt động đơn giản. Mỗi làng thành lập từ 5-10 tổ, nhóm; mỗi tổ, nhóm có từ 7-10 người tham gia. Tất cả đều có sức khỏe, kinh nghiệm trong xây dựng, nhờ học các lớp đào tạo nghề nông thôn, học từ những người đi trước…

Mỗi năm trong tổ nhóm sẽ xây từ 1 đến 2 căn nhà; thời gian làm nhà lúc nông nhàn. Ngoài việc làm thợ, mọi người còn giúp nhau công, phương tiện trong việc khai thác, vận chuyển cát, sỏi về xây nhà.

Theo A Thắng, Trưởng thôn Đăk Ven, mô hình trên không chỉ giúp người dân tự xây dựng cho mình căn nhà to, đẹp hơn, mà còn giúp mọi người trong thôn, làng đoàn kết giúp nhau lúc khó khăn. Anh tin tưởng sau này không phải chỉ 1 căn nhà, mà tất cả 170 hộ trong làng đều được ở những ngôi nhà khang trang. Về sau, tổ, nhóm sẽ còn góp công xây nhà vệ sinh để thôn có một môi trường sạch, đẹp. Mô hình trên cũng đã góp phần xây dựng nông thôn mới ở các thôn làng người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Đăk Pek.

Từ hiệu quả mô hình ở làng Pêng Siel, mô hình tổ, nhóm giúp nhau xây nhà đã lan rộng ra 13/13 thôn, làng trong xã. Điều dễ nhận thấy khi dạo quanh các thôn, làng có mô hình trên là các căn nhà đều được xây dựng khang trang, với kiểu nhà vườn nhỏ, mái thái, thiết kế thoáng, có không gian xung quanh, tạo cảnh quan đẹp cho làng.

Một cán bộ UBND xã Đăk Pek, cho biết: Mô hình tổ vần đổi công giúp nhau xây nhà trên địa bàn xã rất thiết thực đối với bà con dân tộc thiểu số, giúp người dân ổn định cuộc sống, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Mô hình còn góp phần hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Đây là mô hình thiết thực cần được nhân rộng.

Clip: Được sự hỗ trợ mọi người dân, chỉ trong buổi sáng các hộ dân đã dọn xong bùn đất trong nhà

Tại đây cũng có một đội cứu hộ giao thông tình nguyện “SOS đèo Lò Xo”. Trên một chuyến xe, phóng viên Báo Giao thông được anh Mai Văn Phương, phụ xe trong vụ xe khách lật trên đèo Lò Xo ngày 23/6/2015 kể lại: “Tôi đã theo nghề xe này mấy chục năm, gặp TNGT cũng mấy vụ, xe hỏng nằm đường nhiều lần, nhưng chưa bao giờ tôi thấy người dân ở đâu tốt vậy. Khi đó, xe lật xuống đèo, tiếng la, tiếng khóc...

Tôi ngồi dậy, thấy mình còn sống. Bò ra khỏi xe, nhìn lên trên đường cao thấy 2 người đàn ông đang bò xuống. Họ hỏi tôi có sao không, rồi một anh cầm điện thoại gọi, nói giọng dân tộc thiểu số tôi không biết. Một lúc sau, người dân nam có nữ có, người lớn tuổi cũng có tới cứu chúng tôi.

Rồi Công an cũng tới, họ hỗ trợ đưa từng người bị thương lên mặt đường. Khi cứu người xong họ lại chuyển hành lý lên hết mặt đường, bàn giao lại cho công an quản lý. Hơn 40 người không ai bị mất hành lý tư trang. Một trong 2 anh đầu tiên đã cõng đến 4 người bị thương lên mặt đường. Tôi có ngụ ý thay mặt chủ xe bồi dưỡng tiền công cho người dân ở đó, nhưng anh ấy dứt khoát không nhận. Lúc đó tôi mới hỏi tên mới biết anh ấy là A Chải, và anh cùng đến đầu tiên là anh Hoàng”.

Năm 2014 Huyện đoàn Đăk Glei đã thành lập Đội thanh niên tình nguyện cứu hộ, ứng cứu nhanh trên đèo Lò xo gồm 10 người. Trong gần 8 năm thành lập, Đội cứu nạn trên đèo Lò Xo đã cứu hàng trăm người trong hoạn nạn, từ anh tài xế xe tải, đến xe khách, xe máy và cả những anh Tây "ba lô" chạy xe máy bị nạn trên đèo đã được họ cứu kịp thời. Theo anh Ly, đội trưởng đội SOS, đội của anh ngày đêm đều có người trực cứu nạn trên đèo. Khi CSGT trực chốt trên đèo Lò Xo báo có TNGT, người trực của đội cứu nạn thông tin hết cho các thành viên và đi đến ngay đến điểm cứu nạn bất cứ thời gian nào”.



Theo dõi thông tin mới nhất tại Mekoong tin tức

About Blog Royalceramic

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét